Cấu trúc thư mục chuẩn của linux
updated on 2022-05-20
Linux có cấu trúc thư mục khá gọn, phân cấp ít và rất dễ quản lý. Bài viết này giới thiệu các thư mục chuẩn của hệ điều hành này và vai trò của từng thư mục. Hiểu rõ được cấu trúc thư mục và vai trò của từng thư mục trong hệ điều hành Linux sẽ giúp ta tiếp cận và quản trị dễ dàng hơn. Mình xin chia sẻ bài viết mình tìm được trên internet.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các một số chương trình trong Linux được lưu dưới các thư mục khác nhau như /bin, /sbin, /usr/bin hay /usr/sbin?
Ví dụ như, một số được lưu trong /usr/bin. Sao không là /bin hay /sbin? Điểm khác biệt giữa các thư mục đó là gì?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu trúc file hệ thống của Linux và ý nghĩa của từng thư mục chính.
1. Root (/)
Đúng với tên gọi của mình: nút gốc (root) đây là nơi bắt đầu của tất cả các file và thư mục. Chỉ có root user mới có quyền ghi trong thư mục này. Chú ý rằng /root đồng thời cũng là thư mục home của root user chứ không phải là /home/root như các user khác
2. /bin – Chương trình của người dùng
Thư mục này chứa các chương trình thực thi. Các chương trình chung của Linux được sử dụng bởi tất cả người dùng được lưu ở đây. Ví dụ như: ps, ls, ping…
3. /sbin – Chương trình hệ thống
Cũng giống như /bin, /sbinn cũng chứa các chương trình thực thi, nhưng chúng là những chương trình của admin, dành cho việc bảo trì hệ thống. Ví dụ như: reboot, fdisk, iptables…
4. /etc – Các file cấu hình
Thư mục này chứa các file cấu hình của các chương trình, đồng thời nó còn chứa các shell script dùng để khởi động hoặc tắt các chương trình khác. Ví dụ: /etc/resolv.conf, /etc/logrolate.conf
5. /dev – Các file thiết bị
Các phân vùng ổ cứng, thiết bị ngoại vi như USB, ổ đĩa cắm ngoài, hay bất cứ thiết bị nào gắn kèm vào hệ thống đều được lưu ở đây. Ví dụ: /dev/sdb1 là tên của USB bạn vừa cắm vào máy, để mở được USB này bạn cần sử dụng lệnh mount với quyền root: # mount /dev/sdb1 /tmp
6. /tmp – Các file tạm
Thư mục này chứa các file tạm thời được tạo bởi hệ thống và các người dùng. Các file lưu trong thư mục này sẽ bị xóa khi hệ thống khởi động lại.
7. /proc – Thông tin về các tiến trình
Thông tin về các tiến trình đang chạy sẽ được lưu trong /proc dưới dạng một hệ thống file thư mục mô phỏng. Ví dụ thư mục con /proc/{pid} chứa các thông tin về tiến trình có ID là pid (pid ~ process ID). Ngoài ra đây cũng là nơi lưu thông tin về về các tài nguyên đang sử dụng của hệ thống như: /proc/version, /proc/uptime…
8. /var – File về biến của chương trình
Thông tin về các biến của hệ thống được lưu trong thư mục này. Như thông tin về log file: /var/log, các gói và cơ sở dữ liệu /var/lib…
9. /usr – Chương trình của người dùng
Chứa các thư viện, file thực thi, tài liệu hướng dẫn và mã nguồn cho chương trình chạy ở level 2 của hệ thống. Trong đó
- /usr/bin chứa các file thực thi của người dùng như: at, awk, cc, less… Nếu bạn không tìm thấy chúng trong /bin hãy tìm trong /usr/bin
- /usr/sbin chứa các file thực thi của hệ thống dưới quyền của admin như: atd, cron, sshd… Nếu bạn không tìm thấy chúng trong /sbin thì hãy tìm trong thư mục này.
- /usr/lib chứa các thư viện cho các chương trình trong /usr/bin và /usr/sbin
- /usr/local chứa các chương tình của người dùng được cài từ mã nguồn. Ví dụ như bạn cài apache từ mã nguồn, nó sẽ được lưu dưới /usr/local/apache2
10. /home – Thư mục người của dùng
Thư mục này chứa tất cả các file cá nhân của từng người dùng. Ví dụ: /home/john, /home/marie
11. /boot – Các file khởi động
Tất cả các file yêu cầu khi khởi động như initrd, vmlinux. grub được lưu tại đây. Ví dụ vmlixuz-2.6.32-24-generic
12. /lib – Thư viện hệ thống
Chứa cá thư viện hỗ trợ cho các file thực thi trong /bin và /sbin. Các thư viện này thường có tên bắt đầu bằng ld* hoặc lib*.so.*. Ví dụ như ld-2.11.1.so hay libncurses.so.5.7
13. /opt – Các ứng dụng phụ tùy chọn
Tên thư mục này nghĩa là optional (tùy chọn), nó chứa các ứng dụng thêm vào từ các nhà cung cấp độc lập khác. Các ứng dụng này có thể được cài ở /opt hoặc một thư mục con của /opt
14. /mnt – Thư mục để mount
Đây là thư mục tạm để mount các file hệ thống. Ví dụ như # mount /dev/sda2 /mnt
15. /media – Các thiết bị gắn có thể gỡ bỏ
Thư mục tạm này chứa các thiết bị như CdRom /media/cdrom. floppy /media/floopy hay các phân vùng đĩa cứng /media/Data (hiểu như là ổ D:/Data trong Windows)
16. /srv – Dữ liệu của các dịch vụ khác
Chứa dữ liệu liên quan đến các dịch vụ máy chủ như /srv/svs, chứa các dữ liệu liên quan đến CVS.
- Các lệnh linux thông dụng (phần 2)
- Hướng dẫn cài Apache, PHP, MySQL trên CentOS
- Khắc phục lỗi không gửi mail thông báo cho user của Direct Admin
- Nâng cấp PHP 5.1.x lên PHP 5.3.28
- Một số lệnh quản lý MySQL bạn nên biết
- Bảo mật website bằng cấu hình apache
- Một số thủ thuật đối với linux
- Các lệnh Linux thông dụng
- Tạo các định tuyến tĩnh trong Centos
- Hướng dẫn cấu hình dịch vụ ftp cho Centos
- Cho thuê máy chủ ảo VPS
- Cho thuê máy chủ dùng riêng
- Dịch vụ quản trị máy chủ
- Xử lý lỗi exim dead but subsys locked và quản lý mail queue exim
- Ngăn chặn spam từ các hosting trong Direct Admin
- Hướng dẫn cài đặt mail server trên linux
- Một số lệnh thông dụng quản lý mail server postfix
- Làm thế nào để ghost ubuntu
- Hướng dẫn cấu hình card mạng cho ubuntu
- Hướng dẫn cấu hình card mạng cho Centos
- Hướng dẫn xử lý lỗi mysql và phpmyadmin
- Hướng dẫn xử lý lỗi connection to storage server failed khi dùng mail của direct admin
- 8 bước để tạo email gắn với tên miền công ty miễn phí trên live.com
- Bảo mật các hosting sử dụng apache và php
- Xây dựng mail server postfix và quản lý email bằng php mysql
- Hướng dẫn cài đặt squirrel mail trên mail server postfix
- Chống DDOS với iptables
- Chuyển email từ các hòm thư có hỗ trợ IMAP
Những điều cần biết khi xây dựng website
Xây dựng một website không đơn giản chỉ là một gian hàng hay một tờ rơi. Bạn cần phải làm mọi cách để website của mình hướng tới khách hàng, và quan trọng hơn cả, là làm sao để nội dung của bạn có sức lan tỏa nhanh chóng trong môi trường mạng từ đó lôi kéo khách hàng đến với website của bạn
Xem chi tiết

Những điều cần biết về dịch vụ email với tên miền riêng
Email tên miền riêng là email gắn với tên miền của doanh nghiệp kiểu như tennhanvien@tencongty.com. Email tên miền riêng sẽ tạo sự chuyên nghiệp và tin cậy khi giao dịch, đồng thời có thể cấp phát cho nhân viên khi mới đi làm, thu hồi lại khi nhân viên đó thôi việc và lưu trữ được mọi giao dịch trên email mà không sợ nhân viên đổi mật khẩu, mang theo hòm thư khi rời công ty...
Xem chi tiết
Hỗ trợ 24/7
Hỗ trợ khách hàng 24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần qua điện thoại, email và chat online

Hoàn tiền 100%
Trong thời gian 45 ngày sử dụng dịch vụ, nếu quý khách không hài lòng!

Cam kết uptime 99.99%
Nếu dịch vụ của quý khách bị gián đoạn, chúng tôi sẽ cộng thêm 1 tháng sử dụng

Một đơn vị xây dựng web tận tâm và chuyên nghiệp!
"Thương Hiệu Web là đơn vị thiết kế website có năng lực, tôn trọng và có trách nhiệm với khách hàng, đặt mình vào vị trí khách hàng để mang lại cho khách hàng nhiều giá trị từ chính dịch vụ của mình. Với tôi, Thương Hiệu Web là một lựa chọn hợp lý!" Chị Nguyễn Phượng, TP kinh doanh, Công Ty Cổ Phần Quản Lý Công Trình Đô Thị Hải Dương.
Xem bình luận trên FBWebsite
Tên miền, hosting
Dịch vụ email
Bản quyền thuộc về công ty cổ phần truyền thông số VDATA
Tầng 2, tòa nhà 71 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3990 9643 - Email: info@vdata.com.vn
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0102766780, do Sở KHĐT Tp Hà Nội cấp ngày 28/04/2009