Website cần thiết như thế nào cho doanh nghiệp
Sự cần thiết phải xây dựng website để bảo vệ thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng
Vì sao phải có một webiste doanh nghiệp?
Bạn là một doanh nghiệp có uy tín, kinh doanh lâu năm trong ngành, bạn có một tập hợp khách hàng trung thành và một thị phần ổn định. Nhưng rồi một ngày đẹp trời bạn nhận ra rằng khách hàng đang rời bỏ bạn, không còn mua sản phẩm của bạn thường xuyên nữa, không còn sử dụng dịch vụ thậm chí chấm dứt sử dụng dịch vụ. Nguyên nhân tại đâu?
Nếu câu hỏi này đặt ra cách đây 20 năm thì có lẽ chúng ta sẽ phải băn khoăn đi tìm câu trả lời ở các chính sách vĩ mô, ở chiến lược marketing, ở thiết kế sản phẩm, ở phòng kinh doanh. Nhưng giờ đây nơi đầu tiên bạn phải tìm đến là phòng marketing online và cụ thể hơn là website của bạn có hay chưa? trông nó như thế nào?
Internet tạo ra một kênh tiếp cận thông tin cực kỳ thuận tiện mà khi mở mắt ra người ta đã có thể có ngay được các thông tin mình cần trên điện thoại di động, máy tính bảng. Người ta lục lọi tìm kiếm các thông tin này lúc còn đang đến văn phòng trên xe bus, trên ô tô và tầu điện ngầm. Do đó khi họ đến văn phòng, những quyết định mua hàng đã có thể được đưa ra mà họ quên mất đã từng là khách hàng của ai.
Vì vậy việc bạn đầu tư một website vài triệu đồng, hay thậm chí vài chục triệu đồng đi chăng nữa thì cũng là một ngân sách xứng đáng nên bỏ ra để có thể giữa mối liên lạc thường xuyên hơn với khách hàng cũ và tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mới.
Nên có một website như thế nào
Việc website của bạn trông như thế nào sẽ quyết định tới 2 yếu tố: 1) Khách hàng của bạn có thấy hứng thú với giao diện, hình ảnh, hay thông tin trên đó không, kênh thông tin đó có mang lại thêm cho họ các trải nghiệm mới khi sử dụng sản phẩm của bạn hay không? và 2) Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền cho website này.
Cả hai yếu tố đều rất quan trọng, nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định xây dựng website. Còn việc có xây dựng website hay không thì không nên bàn nữa. Doanh nghiệp kinh doanh lâu dài, chắc chắn phải làm website, làm sớm bao giờ cũng có lợi thế hơn làm muộn. Ở đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn quyết định việc này một cách đơn giản hơn.
- Nếu bạn chưa có nhân sự chuyên biệt về việc chăm sóc nội dung cho website, hoặc chưa có phòng marketing online, tốt nhất bạn chỉ xây dựng một trang web đơn giản với chi phí trên dưới 5 triệu đồng và đưa lên đó một số thông tin cơ bản để giới thiệu về công ty của bạn, ngành nghề kinh doanh, các sản phẩm chủ đạo, các dự án đang làm... Điều quan trọng là bạn sẽ đăng ký và giữ một tên miền để khẳng định thương hiệu của bạn có chỗ đứng trên thế giới online. Sau đó bạn cũng không cần để tâm nhiều đến website đó. Mỗi năm bạn bỏ ra khoảng 900K để duy trì tên miền và dịch vụ hosting, như vậy là có thể in địa chỉ website trên name card, giới thiệu với bạn hàng về công ty của bạn, cập nhật những thông tin cần thiết cho khách hàng...
- Nếu bạn đang xây dựng một chiến lược marketing mới nhằm quảng bá thương hiệu, nhận diện thương hiệu và hướng tới một cuộc chiến marketing online với đối thủ cạnh tranh thì chắc chắn bạn sẽ phải đầu tư bài bản hơn, nhiều tiền hơn cho website, chưa kể là phải có nhân sự chuyên trách, được trả lương để chăm sóc nội dung cho website sau khi nhận bàn giao website. Tùy theo quy mô doanh nghiệp, và sự cầu kỳ trong thiết kế website, bố cục website, bạn có thể xây dựng ngân sách cỡ khoảng từ 10 đến 60 triệu đồng cho việc thiết kế và xây dựng website. Bạn cũng phải bỏ ra hàng năm khoảng 1 triệu đến 2 triệu cho chi phí tên miền + hosting, và cuối cùng bạn cần phải trả lương cho một nhân sự cập nhật dữ liệu website, đồng bộ các chiến dịch quảng bá trên website cùng với các chiến dịch marketinging khác, chạy quảng cáo trên google, đồng bộ thông tin với fanpage trên Facebook... như vậy bạn sẽ có được một webiste với tính tương tác cao hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn và sẽ là kênh thông tin chính thống với khách hàng.
- Nếu bạn đang bán hàng trên các kênh facebook, zalo OA, lazada, tiki hay shopee bạn đã quá bận rộn với việc chăm sóc các kênh bán hàng này rồi thì liệu có cần phải có website nữa hay không? Website hỗ trợ được gì cho kênh bán hàng này? Sẽ có tình huống. 1) Bạn bán những sản phẩm mang tính thời vụ, không cố định, và cũng không có ý định phát triển kênh bán các sản phẩm này, khi đó bạn không cần lập website riêng. 2) Bạn bán online một dòng sản phẩm cố định, và muốn phát triển các đại lý kinh doanh online khác cùng bán hàng cho bạn, bạn hướng tới một thương hiệu dễ nhận diện để khách hàng online có thể nhận ra bạn, phân biệt với các hàng nhái hàng giả khác. Khi đó việc có website cũng là bắt buộc và website chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn bán hàng online bởi vì khách hàng của bạn sẽ có niềm tin hơn khi tiếp cận thông tin qua kênh website của bạn.
Trên đây là một số trường hợp mà chúng tôi phân tích sự cần thiết phải có website theo kinh nghiệm của mình, hi vọng nó hữu ích cho các bạn đang có ý định hoặc tìm hiểu về việc xây dựng một website cho mình. Nếu các bạn cần tư vấn kỹ hơn, vui lòng gọi điện theo số hotline 098 984 8886.